ZSP-AIT lên án việc khai thác lao động nước ngoài! (2/3)

28/02/2011

Cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo của các công ty trồng rừng ở Séc

Ngày 24.2.2011, Phong trào vì quyền lợi lao công nhập cư (IPPMM) cảnh báo với hãng thông tấn TASR, rằng nhiều công ty Séc hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng bị nghi ngờ vẫn tái diễn những thủ đoạn gian lận với công nhân của mình, tiếp tục tuyển mộ nhân lực từ Slovakia.

Công ty Affumicata và Wood Servis Praha trong những năm 2009-2010 đã lấy mức lương từ 400 đến 700 euro ra để dụ dỗ công nhân nước ngoài, nhất là từ Rumania và Slovakia song cũng có cả người Việt Nam. Công việc của họ là trồng cây và các việc khác trong rừng. Nhưng đồng lương hứa hẹn chỉ nhận được cầm chừng hay hoàn toàn không được trả. Theo ông Marek Čaněk từ IPPMM (Iniciativy za práva pracovních migrantů a migrantek), thì những công ty này năm nay cũng nhận được đơn đặt hàng tương tự của ngành rừng. Và vì thế nên có lí do để lo ngại, cảnh giác rằng các công ty này sẽ tái diễn những thủ đoạn lừa lọc nhưng dưới vỏ bọc tên công ty khác.

Nghe nói những công ty này còn nợ tiền lương của rất nhiều công nhân từ Slovakia, Rumania và Việt Nam. Một số người được nhận tiền tạm ứng nhưng cũng chỉ với các khoản tiền mọn, chưa đủ trang trải chi phí tiền ăn. “Công nhân đã đình công để đòi tiền lương họ còn chưa được lĩnh. Đã xảy ra đe doạ trong trường hợp, khi bất kỳ ai muốn báo cảnh sát hay truyền thông,“ Marek Čaněk viết trong thông cáo báo chí.

Theo Petra Kutálová từ tổ chức La Strada, thì những hành động như vậy có thể coi là bóc lột người lao động và trong một số trường hợp thậm chí có thể đánh giá là buôn người.

Cuối tháng ba, IPPMM có kế hoạch tiến hành hàng loạt các hoạt động công khai để ủng hộ công nhân của các công ty đã nêu tên, mà cho đến nay vẫn chưa nhận được tiền lương cho công sức của mình bỏ ra trong rừng. Hoạt động mang tên Tuần vì những người trồng rừng sẽ lên đến đỉnh điểm bằng cuộc tuần hành từ trụ sở bộ Nông nghiệp đến trụ sở bộ Nội vụ Cộng hoà Séc vào hồi 15 giờ ngày 27.3.2011.

Tất cả những ai không bàng quan trước số phận thiệt thòi của đồng loại, hãy bớt chút thời gian cùng tham gia hoạt động xã hội này!

David Nguyen


26/02/2011

Cảnh sát Séc điều tra công ty rừng Affumicata lừa đảo người Việt

Như Vietinfo.eu đã đưa tin, Phong trào vì quyền lợi người lao động nhập cư (IPPMM) hôm 24.2.2011 đã gửi thông cáo báo chí cho hãng thông tấn Slovakia TASR, lưu ý công dân Slovakia về khả năng có thể tiếp tục bị lừa đảo bởi hai công ty trồng rừng Affumicata và Wood Servis Praha.

Nhật báo Lidové noviny trong bài viết mang nhan đề “Không công và hầu như cả không ăn. Người ngoại quốc bị bóc lột ở Séc như thế đấy“, ra ngày 26.2.2011 cho hay, là cảnh sát đã bắt tay vào điều tra trường hợp 51 công nhân Việt Nam, Rumani và Slovakia làm việc tại Séc cho công ty Affumicata. Nhiều công nhân tố cáo, rằng nhiều tháng trời lao động vất vả trong rừng của họ vẫn chưa được trả công đầy đủ. Rằng họ phải làm việc tới 12 giờ mỗi ngày, sáu người ở chung trong một gian phòng rộng 30 mét vuông. Đại diện Affumicata phủ nhận hoàn toàn những tố cáo này.
Theo luật sư Matouš Jíra đại diện pháp lí cho những người công nhân, thì hãng thuê người đã phạm tội lừa đảo, buôn người và tham gia các hoạt động tội phạm có tổ chức. “Tạm thời mới đang điều tra. Chắc là sẽ lâu. Có đông người bị hại và nhiều người trong số họ đã không còn ở Séc. Chúng tôi tính đến khả năng đề nghị hỗ trợ pháp lí quốc tế,“ bà Šárka Pokorná từ viện Công tố Praha 1 nói với phóng viên Lidové noviny.
Trong số những người bị hại có anh Marek Ponoc người Slovakia, làm việc từ năm 2009. “Tôi chỉ nhận được tiền lương cho hai tháng làm việc, ba tháng còn lại thì không. Tôi sẵn sàng quay lại làm chứng bất kỳ lúc nào,“ Ponoc khẳng định với phóng viên.
Theo anh công nhân Việt Nam tên Long, thì Affumicata hứa mức lương tháng 500 Mỹ kim. Rằng với sự giám sát chặt chẽ, công nhân phải làm việc trồng cây tới mười tiếng đồng hồ mỗi ngày, chỉ được nghỉ nửa giờ để ăn trưa. Cả Long cũng không nhận được đầy đủ tiền lương của mình.
Tiền lương được trả theo năng suất và nhiều khi kinh khủng đến mức, không kiếm nổi tiền để trang trải chi phí nhà trọ, David Mrkos, người từng công tác trong công ty Affumicata trong những năm 2009, 2010 cho biết và nói thêm, là những người làm việc tốt dĩ nhiên là đã được trả công.
 Đây không phải là lần đầu tiên những vụ việc như vậy ở Séc bị phanh phui. Hồi tháng 11 năm ngoái, gần 200 công nhân Rumani từ Plzeň đã được chính quyền bố trí cho hồi hương, và rằng những người này cũng bị chủ bóc lột.
 Rằng đây là vấn đề cấp bách, cũng đã được nói đến trong báo cáo về tình hình an ninh nội bộ của bộ Nội vụ. Trong đó viết, rằng khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng nhân lực rẻ mạt, và hậu quả của nó là “tăng bất thường những vụ việc buôn người“.

Nguyen Nguyen


Thương gia giữa những cây rừng (phần 2)

Trong cộng đồng người Việt trong năm 2009 và 2010 bàn tán vụ này như một vụ « Lừa Thế kỷ ». Ông Sơn « Trắng », ông Ngãi, ông Tạo là nạn nhân hay là người « đồng loã trong ván bài này » thì chỉ có người trong cuộc mới rõ. Dù sao thì thiệt hại quá lớn cho người Việt tại đây và nhiều gia đình khác ở Việt Nam. Điều thú vị là trong vụ « án » này cơ quan đại diện của Việt Nam tại Séc hình như quá « bị động và im lặng » ….

Công ty lớn sẽ thắng những gói thầu lớn. Chỉ nỗi nó không có đủ nhân lực của chính mình. Thế là thông qua các công ty khác họ thuê nhân công cho các công việc trong rừng.  Họ thường là những  người  ngoại quốc, hàng trăm người trồng cây, cắt cành, đốn hạ cây. Họ đến Séc để kiếm tiền và sau đó trở về nhà. Thế nhưng đã hai năm nay xuất hiện những công nhân không nhận được tiền lương, họ bị đe dọa bằng bạo lực và bị đói khát….

Chiến dịch Krnap

Jan Mičánek, chủ tập đoàn Less theo lý lẽ của mình, không biết gì về hoạt động của các nhà thầu phụ và phủ nhận mọi trách nhiệm vì công ty ông ta đã trả tiền cho công việc này. „ Thường thì chúng tôi không biết và không thể biết. Chúng tôi bán gỗ thanh cho ai đó, họ sản xuất bàn và không trả lương cho nhân viên. Chúng tôi biết thế nào được? Việc như vậy là có, nhưng không phải thường xuyên“ ông ta trả lời trước thông tin về công nhân nước ngoài bị lợi dụng trong đơn hàng cho công ty ông ta. Giống vậy, Năm ngoái  Jindřich Martinák và David Mrkos lại giành được hợp đồng về cung cấp nhân lực với công ty Less thông qua công ty Madera servicio a Wood Servis Praha lần này lại cũng ở Krkonoše. Tại đây Less đã thắng trong gói thầu nhỏ cùng với công ty giầu có KHL-EKO phần lớn gói thầu cho công trình  trong 4 năm cân bằng hệ sinh thái quan trọng KRNAP (Krkonošský národní park) bằng nguồn tài chính của EU hơn 80 triệu cô run. Công ty Less ký hợp đồng cung cấp nhân công với công ty của Mrkos là Madera servicio, công ty này lại cùng với công ty Wood Servis Praha mà giám đốc chính là Martinák.Theo thông tin của các nhân viên công ty Less thì Martinák s Mrkos đảm bảo đến 80% công việc và nhân công cho gói thầu này trong năm 2010.  Tất nhiên tại công viên quốc gia không xuất hiện những người Việt nam nữa, nhưng là người Slovakia và nhiều nhất là người Rumania. Một năm trước công ty Affumicata vốn đã gặp khó khăn với nhân công từ Việt nam, „ Họ là những người từ nước thứ ba, ngay cả khi chúng tôi thuê họ theo dạng các khóa bổ túc tay nghề thé cũng vẫn có rất nhiều vướng mắc về luật. Họ không có giấy phép lao động hoặc giấy phép khác“ David Mrkos nói.  Ông ta đề cập đến việc hiện tại CH Séc thường chỉ cho phép công nhân ngoại quốc từ cộng đồng châu Âu, công nhân ngoại quốc từ các nước thứ ba chịu sự kiểm tra gắt gao của thanh tra sở lao động và cảnh sát ngoại kiều, trước hết là giải quyết các kiểm tra về giấy phép.Công ty Affumicata vì việc thuê người Việt nam làm việc trên cơ sở các hợp đồng đào tạo sinh viên đang có nguy cơ bị sở lao động  Děčín phạt tiền. Thế nên Martinák cùng với Mrkos đã kết nối với Marta Pavelová từ công ty PBM Union Jobs được đăng ký từ năm 2009 tại Rumania. Bà này có nhiệm vụ tìm kiếm nhân công và đưa họ đến CH Séc. Một số người trong số họ được hứa rằng họ đi làm việc tại Tây ban nha, họ phải trả cho việc môi giới công việc từ 1 đến 3 trăm EUR. Lãnh đạo công viên quốc gia KNAP theo lời của sếp bộ phận bảo vệ môi trường Václav Jans luôn sống trong sự thực rằng tất cả công nhân ngoại quốc làm việc trong rừng là người được công ty Less thuê mướn trực tiếp. Dường như họ không biết về sự tồn tại của những người môi giới. Từ mùa hè năm 2010 tại công viên quốc gia KNAP luân phiên nhau khoảng 200 nhân công và họ cũng bị gặp phải hoàn cảnh, điều kiện lao động vùi dập tương tự  những người trước đây ở công ty Affumicata.

Buôn người theo kiểu Séc

« Khi thấy không thích ai (đối với Martinák- chú thích người viết) ông ta để mặc họ với số phận trong ký túc xá công nhân. Sau đó gọi cho chủ nhà rằng công ty không trả tiền nữa, chủ nhà phải đuổi người này, nếu họ không đi thì cảnh sát sẽ đến tống cổ họ ra đường“ một công nhân Slovakia kể lại những trải nghiệm của mình tại công viên quốc gia KNAP. Công ty Madera servicio, cụ thể là Wood Servis Praha còn lại các khoản nợ lương và tiền thuê nhà ở lên đến hàng triệu cô run ở các vùng  Herlíkovice và Pomezní. Việc này còn tiếp diễn đến đầu tháng 11.2010 ngay cả khi danh chính ngôn thuận là đã kết thúc.Vào tháng 1 năm ngoái ông H. xuất hiện tại phòng tư vấn của  tổ chức phi lợi nhuận Club Hanoj, ông ta cần gia hạn thị thực, ngoài ra còn nói đến các cuộc tuyển chọn nhân công tại Sapa, công ty Affumicata và vấn đề quỵt lương. Luật sư của Club Hanoj là Matouš Jíra bắt đầu cùng các tình nguyện viên và các tổ chức khác thu nhặt các chứng cứ về các thủ đoạn quanh việc làm rừng tại Séc. Theo tổ chức La Strada thì đây là một vụ buôn người  lớn nhất mà họ biết đến trong vòng 15 năm gần đây. Cho nên Matouš Jíra đã thử liên lạc không văn bản với cảnh sát và các cơ quan chính quyền. Trường hợp này cũng thu hút sự quan tâm của tổ chức quốc tế OBSE (tổ chức hợp tác an ninh châu Âu). Theo luật pháp châu Âu thì việc này đủ cơ sở để coi là một vụ buôn người. Thế nhưng mọi sự trở ngại lại nằm ở phía Séc. Vào tháng sáu luật sư Jíra đã chính thức thông báo về chuyện này tại hội nghị quốc tế các đoàn thể trong lĩnh vực chống nạn buôn người có cả sự tham gia của dại diện các bộ và cảnh sát. „Thế nhưng các cơ quan đều có cảm giác rằng việc này không dính gì đến họ, chẳng ai đưa ra đề nghị điều tra vụ việc“ ông  Jíra nói và cho biết thêm „Về việc ở đây có đến hàng trăm công nhân bị lợi dụng đến hoàn cảnh khốn khó và bị bóc lột tàn nhẫn các cơ quan Séc đều biết rõ ít nhất là đến hàng năm, thế nhưng chẳng ai thực hiện bất cứ giải pháp nào“.
Cho nên vào tháng 7 ông Jíra và hai luật sư đại diện cho ông H. đã đưa đơn tố cáo Jindřich Martinák a David Mrkos về nhiều tội hình sự trong đó có cả buôn người. Theo phát ngôn viên cảnh sát Eva Miklíková tạm thời vẫn chưa đủ cơ sở để có thể chứng minh được việc phạm một số tội hình sự. Tạm thời cảnh sát không có cơ sở can thiệp vào công việc kinh doanh của Martinák và Mrkos. Theo nguồn tin không chính thức tập đoàn Less vẫn tính đến việc cộng tác với công ty Madera servicio ít nhất là trong các đơn hàng tại Krkonoše trong năm tới. David Mrkos phủ nhận mọi cáo buộc và còn khoe rằng tại Rumania các nhân công tiếp tục đến xin việc.


Vụ kiện tụng mờ mịt của người Việt

Tai họa của ông Nguyễn Minh Tạo bắt đầu từ buổi gặp gỡ vào tháng 3 năm 2008. Qua giới thiệu của người quen, ông ta làm quen với Jindřich Martinák giám đốc công ty Gurama Property, s.r.o. Công ty này đã hoạt động được gần nửa năm và sau một tháng tồn tại đã giành được giấy phép của bộ lao động và các vấn đề xã hội trong lĩnh vực môi giới lao động cho người nước ngoài. Martinák đã nói với ông Tạo rằng hắn ta cần hàng đống nhân công từ Việt nam cho các công việc tại Séc. Trong thời gian này mỗi tháng có hàng trăm công nhân ngoại quốc đến từ Việt nam và ông Tạo có rất nhiều quan hệ tại đó. Lời tiếp lời và họ đã thỏa thuận những cuộc gặp gỡ tiếp theo tại Hà nội. Sau gần một tháng họ đã gặp nhau tại hotel 4 sao Horison. Trong cuộc hội đàm có cả các luật sư  Marta Macháčková và Alois Mikulášek mà ông Tạo cũng đã nghe nói đến và ông Tạo cũng biết rằng họ thuộc về phía công ty Gurama Property. Ông ta nghĩ rằng hai luật sư là người đàng hoàng và bắt đầu tin tưởng đến ông Jindřich Martinák.
Toàn bộ quá trình tìm kiếm sự giúp đỡ của nhà nước Séc được bắt đầu (vào mùa thu năm 2008 được nằm trong chương trình viếng thăm chính thức dưới sự dẫn đầu của phó chủ tịch quốc hội Vojtěch Filip. Chính tướng Miroslav Vacek đã giới thiệu mối quan hệ này cho họ). Họ giới thiệu cho phái đoàn về các công ty mà họ cộng tác, đến thăm nhiều trường nghề nơi các thợ hàn được đào tạo cho công việc tại Séc. Martinák rất vui mừng và rất nhanh quyết định cùng cộng tác với ông Tạo. Ông tạo có nhiệm vụ tổ chức tuyển chọn hàng ngàn người, dạy nghề và tiếng Séc cho họ. Với chi phí một nghìn USD mỗi người, Martinák sẽ lo các thủ tục giây tờ cần thiết như giấy phép lao động kể cả ví-za vào Séc. Họ thỏa thuận rằng Martinák sẽ nhận trước tiền đặt cọc và phần còn lại sẽ nhận khi làm xong các thủ tục. Công việc được đảm bảo bởi một chương trình bịa đặt  trợ giúp môi giới lao động (ông Tạo biết ra thì đã hơi muộn) của chính phủ CH Séc. Martinák đã kiếm ra giấy phép lao động giả mạo cho hơn 4 ngàn lao động nước ngoài có kèm con giấu của phòng lao động huyện Đông Praha. Thương vụ tiến triển rất nhanh. Ban đầu ông Minh Tạo phải tìm kiếm thợ xây, thợ hàn, thợ mài, công nhân dây chuyền sản xuất ô tô và công trường xây dựng. Đại diện của công ty Gurama Property đã đề nghị cả các nữ y tá và ông Tạo đã bố trí xắp xếp để họ đến thăm trường cao đẳng y tế tại Hải dương, tại đó họ cũng đã hứa hẹn về việc giúp đỡ trang thiết bị y tế. Trong các cuộc viếng thăm khác ông Tạo còn giới thiệu cho Martinák trường dạy nghề tại địa phương.  Martinák đã nói về dự định muốn xây dựng một trường và họ cùng nhau đi tìm mảnh đất hợp lý cho việc này. Mỗi lần đến Việt nam đại diện của công ty Gurama Property ở trong các hotel sang trọng tại Hà nội bằng tiền của các doanh nhân sở tại – những người tin rằng hàng nghìn người Việt sẽ kiếm được việc làm tại CH Séc.
Trong thời gian giữa 15 tháng tư đến 5 tháng bảy năm 2008, ông Minh Tạo đã chuyển cho  Jindřich Martinák trong sáu lần gặp gỡ ở Hà nội 1 triệu 1 trăm 47 ngàn USD tiền tạm ứng để lo giấy tờ cần thiết cho 1800 quyển hộ chiếu Việt nam còn giá trị. Trong mỗi lần giao tiền đều có người làm chứng và ký kết hợp đồng môi giới. Trong khi đó ông Tạo cũng bắt đầu thấy lo sợ vì việc chuẩn bị giấy tờ bị kéo dài quá mức. Để chắc chắn ông ta đã ghi âm lại các cuộc hội đàm.
Vào tháng 7, trong một cuộc gặp gỡ ở Praha, Martinák và Macháčková đã trưng ra bản chụp thị thực nhập cảnh CH Séc của 70 người đầu tiên (trên thực tế không bao giờ tồn tại những thị thực này) và giải thích cho ông Tạo rằng họ đang chuẩn bị tích cực  cho việc đón tiếp các công nhân Việt nam này tại CH Séc. Ngay trong tháng đó Martinák cùng các cộng sự lại có mặt ở Hà nội, ông ta đem theo ba va-li quần áo có in lô-gô của công ty Gurama Property s.r.o và một túi đồ nghề giành cho trường nghề để thực hành công việc trên các tấm thạch cao xây dựng. Họ lại đến thăm trường nghề và thậm chí Martinák còn gặp gỡ với thứ trưởng bộ lao động Việt nam.
Minh Tạo và các đồng nghiệp cũng đã yên tâm phần nào. Họ bắt đầu đặt vé máy bay, đặt may các bộ quần áo cùng với hàng chữ sáng chói Gurama Property s.r.o. theo mẫu nhận được. Thế nhưng giấy tờ vẫn chẳng thấy đâu. Martinák đã hứa sau những lời giục giã là sẽ hoàn thành đúng thời hạn. Ngày 16 tháng 8 năm 2008, Các cộng sự của Martinák bay đến Hà nội, trong số họ có cả Macháčková và David Mrkos. Họ lại đến thăm bộ lao động và thương binh xã hội Việt nam và hứa sẽ lo đầy đủ các thủ tục cần thiết. Trong khi đó ông Minh Tạo đã phải trả tiền phạt vì hủy chuyến bay cho các hãng hàng không Nga và Hàn quốc và tiền phạt cho các công ty may quần áo bảo hộ.  Ngày 12 tháng 9 năm 2008 Tạo gặp Martinák sau một thời gian dài, ông gặp gỡ tại Praha với Macháčková và Martinák, họ vui mừng thông báo cho ông Tạo biết rằng thị thực nhập cảnh vào Séc sẽ xong vào tuần tới, 9 giờ sáng sẽ được nhận. Từ hôm đó cả hai đều tránh mặt ông ta.Tháng 4 năm 2009, ông Nguyễn Minh Tạo thông qua luật sư Josef Lžičař tố cáo hình sự công ty Gurama Property và cá nhân Martinák về tội lừa đảo. Các mối liên hệ, hợp đồng, băng ghi âm đã được bàn giao cho cảnh sát. Các nhân chứng tại Việt nam đều trình bày khả năng đến Séc để làm chứng và khai trước tòa. Jindřich Martinák còn liên hệ thông qua luật sư của ông Minh Tạo và đưa ra đề nghị về việc thỏa thuận bồi hoàn. Ông ta muốn trả lại khoảng hai phần ba số tiền hơn triệu USD. Thế nhưng trong ngày ký thỏa thuận, ông ta đến văn phòng luật sư của Lžičař và nói rằng ông ta không ký thỏa thuận bởi vì ông ta không có tiền. Đấy là chưa nói đến những quyển hộ chiếu.Cảnh sát Praha đã xếp hồ sơ vụ này vào tháng 10 năm 2010 vì họ không có bằng chứng để truy tố về tội lừa đảo. Cơ quan công tố của thành phố Praha nơi ông Tạo kháng án cũng thông báo tương tự và kháng thư của ông về việc cảnh sát dừng điều tra cũng bị bác bỏ vào tháng 12 năm 2010.
Obchodníci mezi stromy – Martina Křížková, Marek Čaněk
SC biên dịch

22/02/2011

Những thương gia giữa những cây rừng (phần 1)

Công ty lớn sẽ thắng những gói thầu lớn. Chỉ nỗi nó không có đủ nhân lực của chính mình. Thế là thông qua các công ty khác họ thuê nhân công cho các công việc trong rừng. Họ thường là những người ngoại quốc, hàng trăm người trồng cây, cắt cành, đốn hạ cây. Họ đến Séc để kiếm tiền và sau đó trở về nhà. Thế nhưng đã hai năm nay xuất hiện những công nhân không nhận được tiền lương, họ bị đe dọa bằng bạo lực và bị đói khát.

Sự việc bắt đầu bằng tin rao vặt từ đầu năm 2009. Ông Vladimír người Slovakia tìm được trên báo rao vặt Avízo. Tuy không được tốt lắm nhưng nó hứa hẹn một công việc ở Séc được trả tiền khơ khớ. Vladimíra vừa bị sa thải khỏi nhà máy sản xuất ô tô Škoda Mladá Boleslav và chỗ làm trống không ở đâu có cả. Dường như chả cần phải nghĩ nhiều, ông ta liền gọi đến số điện thoại trên quảng cáo này. Người đầu giây bên kia tự giới thiệu là giám đốc công ty Jindřich Martinák. Ông ta giải thích rằng đây là công việc ở trong rừng, có chỗ ăn ở, tiền đi đường được thanh toán và lương hàng tháng vào khoảng mười lăm ngàn. Nghe có vẻ được. Ông Vladimír bốn chục tuổi đầu không ngần ngại lâu và đã đến văn phòng công ty tại Praha vào một ngày tháng bảy. Mọi điều đều êm đẹp. Ông ta ký hợp đồng và hai ngày sau ông ấy đã cùng với những người Slovakia khác tham gia cắt cành ở Rataje nad Sázavou. Thế nhưng không bao lâu ông ấy nhận ra rằng hiện thực thật khác xa với những lời hứa.

Chỉ đủ vé đi tầu

Công ty mà ông Vladimír làm việc có tên là Affumicata, a. s ( công ty cổ phần Affumicata). Ông Vladimír là một trong 6 trăm „nhân viên“ của công ty này. Phần đa họ xuất thân từ Việt nam, Slovankia a Mông cổ. Họ làm việc cho gói thầu của lâm nghiệp C.H Séc mà công ty Less và các công ty con của nó đã giành được. Mọi điều đã được minh chứng rằng phần lớn các công nhân trong số họ chẳng nhận được đồng nào và chủ sở hữu các nhà ở tập thể cho các công nhân thời vụ này cũng lâm vào tình trạng tương tự. Vladimír và các đồng nghiệp làm công việc nặng nhọc, mười tiếng một ngày trong nóng bức. Họ làm hàng ngày và chỉ được nghỉ khi trời đổ mưa to. Họ ở trong các căn nhà tập thể công nhân, nhưng không được cung cấp thức ăn. Mười bốn ngày sau họ được trả tiền đi lại và sau đó nhận được tạm ứng lương. Hai hoặc năm trăm cô run, sau một tháng làm việc khoảng gần ngàn bạc. Họ đã bị đói khát. Ông Vladimír nói: „ Trước cửa Tesco có những quả táo bỏ đi, bọn tôi đã chọn những quả còn dùng được. Chúng tôi đã phải hỏi trong làng xem có ai cần cắt cỏ hay không để họ trả cho có thể là dăm chục cô run cho việc này“. Trong khi đó họ bị đe dọa bắt đổi từ hợp đồng lao động sang thỏa thuận về việc thực hiện công việc. Sau một tháng rưỡi thì các công nhân xác định được rằng tiền thuê nhà cũng không được thanh toán. Chủ sở hữu ký túc xá muốn tống cổ họ ra đường ngay lập tức. Họ gọi cho giám đốc Martinák. Trong buổi sáng hôm đó ông này lập tức chở họ đến Tábor bằng xe tranzit, trên đường đi lão ta giúi cho mỗi người một ngàn cô run, sau đó thì không có gì nữa. Vladimír làm ở đó 1 tuần, sau họ chở ông ta đến Šternberk. Hai tháng tiếp theo ông ta không có tiền và đã thất vọng đến cùng cực tìm về Říčany, nơi mà theo các đồng hương Slovakia là nơi đặt văn phòng của Jindřich Martinák. Ông ta quyết định ngủ tại cửa công ty. Ông ta đã chẳng còn gì để mất, ông cần tiền ít ra là để trở về nhà. Martinák xuất hiện sau đó 10 phút và đã gọi cho cảnh sát. Vladimír cố gắng giải thích cho các cảnh sát viên rằng ông ta bị quỵt lương. Cảnh sát đã nói với ông ta rằng đáng tiếc họ không thể làm gì được và rời khỏi hiện trường. Cuối cùng Martinák đã đưa cho ông ta 2 nghàn cô run và bắt phải ký giấy biên nhận đã nhận 6 ngàn rưỡi. Sau bốn tháng ngoi ngóp trong công việc ở Séc ông Vladimír ngoài cảm giác bị phỉ báng kinh khủng chỉ kiếm được hơn tí chút khoản tiền mua vé tàu. Năm ngoái công ty Affumicata thu hẹp hoạt động, thay đổi chủ sở hữu. Thế nhưng những ông chủ cũ không từ bỏ việc kiếm chác trong rừng và bằng hình thức tương tự họ vẫn tiếp tục. Họ xuất hiện cùng với những công ty mới như Madera servicio và Wood Servis Praha. Theo vết chân của tập đoàn Less năm ngoái họ cũng „kinh doanh“ tại khu bảo tồn quốc gia Krkonoše, họ chỉ dừng nhận người Việt, hạn chế người Slovakia và quan tâm hơn đến người Rumania. Họ đang tiến hành tiếp tục trong năm nay. Có vẻ như là họ cũng có thể sẽ kiếm chác được. Ngay cả khi ít nhất các hoạt động của họ, nhiều nhân viên của công ty Less và các cơ quan chính quyền đã biết.


Dưới sự đạo diễn của AFFUMICATA

Cũng chả phải ngẫu nhiên khi đây toàn là những công việc trong rừng. Trong các gói thầu được Lâm nghiệp CH Séc và các chủ sở hữu rừng khác đưa ra, các tiêu chí chính thường là giá cả. Các công ty có khả năng tài chính mạnh thường thắng trong các cuộc đấu thầu công khai vì họ có thể bỏ giá thật thấp. Các công ty nhỏ không thể cạnh tranh với họ. Hơn nữa các „Khủng long“ lâm nghiệp luôn giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Thông dụng nhất là tiết kiệm nhân lực. Các công việc thủ công trong rừng hàng năm cần đến hàng nghìn công nhân. Các công ty lớn vì vậy thường thuê lại từ các nhà thầu phụ như công ty Affumicata. Thế nhưng chỉ một phần tiền rất nhỏ lọt đến tay những người công nhân thực sự làm việc trong rừng, sau bao nhiêu cấp thầu phụ trung gian. Cho nên tại các chỗ làm với đồng lương thảm hại ngày càng thấy chủ yếu nhiều người ngoại quốc. Công ty Affumicata đã bắt đầu từ gói thầu của công ty thành đạt vẻ vang Less ( và công ty con của nó là Less & Forest) từ hơn ba năm trở lại đây. Thế nhưng nghe về nó nhiều hơn là trong năm 2009 khi cả ông Vladimír đã làm việc ở đây. Ngoài tuyển dụng tại Slovakia, đại diện của công ty còn nhắm đến cộng đồng người Việt. Họ đã có kinh nghiệm của mình với những người đến từ Việt nam. Với vai trò chủ sở hữu hoặc giám đốc thường xuất hiện ông Jindřich Martinák nói trên và cựu cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế David Mrkos. Cả hai gã này đã đã tham dự vào cuộc phiêu liêu tại Việt nam của công ty Gurama Property, mà trong vụ này gần hai nghìn người đã mất tiêu hơn triệu USD và hộ chiếu của mình. Hơn nữa David Mrkos còn là một trong những chủ sở hữu của công ty Brenn chuyên môi giới trung gian bảo hiểm y tế cho người nước ngoài, tóm lại như lời ông ta nói với biên tập viên NP „ông ta biết rõ cộng đồng này“. Tất nhiên với Martinák và Mrkos việc nhắm đến người Việt còn từ những lý do khác. Công ty Affumicata với chiến lược kinh doanh của mình luôn cần đến những nhân công mới, có khả năng làm việc trong thời gian tương đối ngắn. Trong nửa năm 2008 và 2009 các công nhân Việt nam bị sa thải hàng loạt từ các nhà máy Séc do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, họ luôn mong muốn mọi cơ hội được làm việc. Martinák s Mrkosem đã ý thức được điều này: „ Vào năm 2009 khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, Chúng tôi thấy thực sự là hàng trăm đến hàng ngàn công nhân Việt nam thất nghiệp, họ có viza kinh doanh nhưng không tìm công việc tại thị trường lao động,“ David Mrkos nói. Trung tuần tháng ba năm 2009 tại quán Đông – Đô ở chợ Sapa quen thuộc của Praha hai cuộc tuyển chọn nhân công rầm rộ đã được thực hiện dưới đạo diễn của công ty Affumicata. Mỗi lần khoảng hai trăm người tham dự. Công việc của công ty này được quảng cáo là khóa đào tạo bổ túc tay nghề dưới sự tài trợ của chính quyền CH Séc, sau khi kết thúc những người tham gia sẽ được cấp giấy chứng nhận tay nghề mà trong tương lai họ có thể làm việc trong rừng như những chuyên gia độc lập. Hơn nữa với tiền thưởng tháng khi tham gia công việc là từ 10 đến 15 ngàn cô run, những người có thể phiên dịch hoặc biết lái ô tô còn được hứa tiền phụ cấp đặc biệt. Cuộc tuyển chọn còn có sự tham gia của truyền hình Việt nam tại đây và dưới sự chứng kiến của đại diện đại sứ quán CH XHCH Việt nam tại CH Séc họ còn ghi hình các cuộc chuyện trò với những người tham dự đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công ty Affumicata và nhà nước CH Séc về sự giúp đỡ người Việt trong cơn khủng hoảng. „Thật là cảm động“ ông H., người đã đến Đông-Đô cùng nhiều người khác trong những ngày này và cũng đi làm cho công ty Affumicata đã thuật lại như vậy.

Khóa bổ túc tay nghề kỳ lạ

Ông H. cũng như mọi người khi muốn tham dự khóa bổ túc tay nghề của công ty Affumicata, trước tiên phải trả 1500 cô run để kiểm tra sức khỏe (không thực hiện), mua dụng cụ làm việc và giải quyết giấy tờ. Sau đó họ được ký hợp đồng đào tạo. Dưới cương vị tân sinh viên sau một tuần anh ta đã cùng trồng cây với những người khác ở vùng quanh Děčín. Anh ta đã chịu được một tháng. Anh làm việc trong các điều kiện giống như ông Vladimír: gắng sức, không lương, không nhà ở, bị đe dọa và cái chính là đói. Thức ăn sau nhiều lần nhắc nhở được họ đem đến mỗi tuần một lần. „ Chúng tôi phải gọi cho ông Ngải hoặc ông Sơn (người Việt điều hành toàn bộ chương trình – tòa soạn) để các ông ấy cứu giúp chúng tôi. Các ông này đem đến khi thì cá, gà, đôi khi là gạo hoặc mì tôm, nhưng ít lắm“. ông H. nói. Ngoài vùng Děčín, dọc theo sông Sázava, Tábora và Šternberk còn chứng minh được công ty Affumicata cung cấp nhân lực cho công ty Less hoặc Less & Forest làm việc trong rừng tại các vùng Kutná Hora, Ústí nad Labem, Mělník, Klášterec nad Ohří, Olomouc a České Krumlov vào năm 2009. Tại tất cả các địa điểm đều có các minh chứng mà thông qua câu chuyện của ông Vladimír và ông H. có thể ghi lại như viết trên giấy than. Vào năm này, chắc chắn đã có khoảng 6 trăm người làm việc cho Martinák và Mrkos, con số thực tế thật khó kiểm chứng. Giữa các „nhân viên“của công ty Affumicata bao trùm dao động lớn. Một số chịu được công việc hoặc khóa bổ túc tay nghề không hết tháng, đôi khi chỉ là tuần hoặc ngày. Khi họ biết được môi trường làm việc, thường thì sớm hay muộn họ cũng chuồn. Các nhân viên của tập đoàn Less a Less & Forest đi kiểm tra hoặc nghiệm thu công việc thì dường như không lấy gì làm lạ về việc biến mất của các công nhân này, Họ đổ vấy cho tình trạng hỗn loạn thường xẩy ra với lâm nghiệp CH Séc vào lúc bắt đầu thời vụ (từ tháng tư đến nghỉ hè). Trồng mới rừng cần từng người một. „ Từ ban giám đốc họ gọi cho chúng tôi rằng có một công ty chào cung cấp 30 người, nếu chúng tôi cần đến họ. Đa phần là tôi cần. Đây là công việc nặng nhọc. Nhóm người Ukrajna đến và sau một tuần chỉ có phân nửa chịu đựng được, thế nên bọn tôi nhận hết.“ một nhân viên dấu tên giải thích. Ngay cả khi với công ty Affumicata cũng thường hay xẩy ra chuyện thỏa thuận có năm thì họ xuất hiện đến hai chục, hay ngược lại ba mươi mà chỉ bảy người có mặt. Mọi chuyện rồi cũng ổn trong thời gian nóng bỏng ấy bởi họ đã biết khó khăn là vậy. Những chủ sở hữu các cư xá công nhân không nhận được tiền của công ty Affumicata thường liên lạc thẳng không văn bản với công ty và thúc hối để công ty thanh toán ít ra một phần khoản nợ này. Trong khi đó họ đề cập đến những người mà công ty Affumicata thuê. Bà quản lý ký túc xá ở Libouchec u Děčína nói „ Chúng tôi biết rằng những người Việt nam làm việc theo hợp đồng với sinh viên gì đó và họ phải trả tiền vì việc này. Họ luôn hoảng sợ và thỉnh thoảng ai đó cũng chuồn đi“.

SC (theo novyprostor.cz)



Laisser un commentaire