ZSP-AIT lên án việc khai thác lao động nước ngoài! (3/3)

Dừng khai thác lâm nghiệp Séc! Ngăn chặn việc gia công phần mềm! Chúng tôi yêu cầu các lâm Séc chịu trách nhiệm!

Công nhân! Tổ chức chống lại khai thác!

Thông tin về gian lận đối với người lao động Việt tại nước cộng hòa Séc:

31/03/2011

Tuần hành ủng hộ những người nước ngoài trồng rừng và chống buôn người trong những cánh rừng nước Séc

Hôm qua, ngày 27 tháng 3, Tổ chức Sáng kiến vì quyền của người di cư và tổ chức Sáng kiến nói không (Ne) với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã tổ chức tuần hành ủng hộ những người nước ngoài trồng rừng. Như vậy khoảng 50 người được nêu danh, những người mà vào năm ngoái bị bóc lột làm công việc ở trong rừng. Cảnh sát đã điều tra vụ này hơn một năm nay. Các tổ chức phi chính phủ mà đang phê phán các cơ quan chức năng Séc chậm trễ trong việc loại trừ những việc làm bóc lột kiểu nô lệ, bằng việc tuần hành muốn lưu ý tới vụ của những công nhân tới từ Việt nam và tới từ các nước khác, những người làm việc trong các cánh rừng nước Séc và không nhận được lương như đã hứa. Cuộc tuần hành mang tên Tuần vì những người trồng rừng.

Vụ những người công nhân tới từ Việt nam, Rumany hay Slovakia đã gây sự chú ý đáng kể trong thời gian gần đây. Họ làm việc trên mảnh đất mà hãng Lesy ČR và Công viên quốc gia Krkonose (KRNAP) quản lý. Những người nước ngoài khẳng định rằng họ làm việc từ 10 tới 12 giờ một ngày nhưng chỉ nhận được phần lương và một số người ngủ chen chúc trong những căn phòng nhỏ. Nghe nói lãnh đạo cũng đe dọa họ. Cảnh sát cũng đã điều tra vụ này.

Ảnh minh họa  Các công ty môi giới tuyển họ làm việc trong rừng đã không trả tiền cho họ và còn để họ đói. Tuy nhiên đại diện các công ty môi giới lao động coi những điều này là hoạt động phá hoại và cụ thể là cố gắng của các tổ chức phi chính phủ muốn nhận tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho những hoạt động của mình.  Các công ty môi giới đã cung cấp công nhân cho hãng Less & Forest, hãng này đã nhận được đơn hàng công từ các hãng Lesy ČR hay Công viên quốc gia Krkonose. Các nhà hoạt động nêu danh các công ty môi giới này là các hãng Affumicata, Wood Servis Praha và PBM Union Jobs. Theo họ, các công ty này trong các năm 2009 và 2010 đã chào lương từ 10 tới 20 ngàn cho việc trồng cây và những việc làm khác trong rừng. Cả hai tổ chức nhà nước đang tránh xa vụ này. Nghe nói đó chỉ là trách nhiệm của các hãng mà đã cung cấp lao động cho hai tổ chức nhà nước này ma thôi.

Tác giả bài viết: Mai Lan
Nguồn tin: secviet.cz


31/03/2011

Praha: Công nhân Việt Nam biểu tình chống bóc lột

Tại Praha ngày 27.3.2011 đã diễn ra cuộc diễu hành Biểu tình chống lại bóc lột với mục đích đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho 50 công nhân bị lừa gạt, trong đó có cả người Việt Nam. Tại sao công ty thuê họ trồng rừng không trả lương như đã hứa, cảnh sát đã điều tra việc này cả năm nay.

Năm 2009, 50 công nhân Việt Nam, Rumany và Slovakia đã làm việc trong các khu rừng Séc với hợp đồng nhà nước. Họ bị thu hút bởi lương tháng 15 000 korun kèm nơi ở và thức ăn miễn phí. Nhưng tất cả chỉ là lời hứa.
“Tuần đầu họ trả tôi 4000 korun, sau đó chỉ 500 korun mỗi tuần nhưng lại đòi lấy 80 korun hàng ngày cho thức ăn. 

Chúng tôi từ chối việc đó và tự nấu ăn,“ một công nhân Việt Nam nói với truyền hình Séc.
Hợp đồng lao động sai sự thực

Khi công ty nhà nước Lesy ČR (Rừng CH Séc) tổ chức đấu thầu hợp đồng trồng rừng, LESS & FOREST đã chiến thắng và liên kết với Affumicata. Công ty môi giới này đến chợ Sapa và nhận hàng trăm người Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì kí hợp đồng lao động, hầu hết số người này chỉ kí giấy đào tạo, nghĩa là không có quyền nhận lương, ngược lại họ còn phải trả tiền để học việc.
1301260260.6194 Praha: Công nhân Việt Nam biểu tình chống bóc lộtGiấy kí kết học việc (čt24).
“Những hãng này ngay từ đầu đã không có ý định trả lương cho họ,“ Štěpánka Miková, luật sư đại diện cho những công nhân bị lừa nói. Theo Do Duy Hoang, người khởi xướng cuộc biểu tình, họ đã thực sự tin tưởng đây là việc làm hợp pháp do nhà nước Séc tổ chức, song phát ngôn viên Lesy ČR, Zbyněk Boublík đã phủ nhận việc Lesy ČR tham gia vụ việc này với LESS & FOREST. “Tôi biết về chuyện giấy học việc, nhưng những người này đáng lẽ đã được nhận lương. Chúng tôi đã trả lương nghiêm túc và đúng thời hạn,“ giám đốc LESS & FOREST cho biết.
Phá sản hay quỵt lương?

“Họ không trả lương. Chúng tôi phải tự chi trả 5 đến 10 nghìn hàng tháng. Khi đến công ty, họ nói với chúng tôi công ty đã phá sản,“ một công nhân Việt Nam khác nói trong khi Affumicata khẳng định khác hoàn toàn. “Tất nhiên chúng tôi đã trả hết. Tôi sẽ không nói gì, hãy để các cơ quan điều tra việc này,“ David Mrkos, chủ tịch hội đồng quản trị công ty môi giới việc làm Affumicata cho biết.

Theo các luật sư, Affumicata nợ 50 công nhân nước ngoài 2,5 triệu korun. Bộ lao động hiện đang xem xét hoạt động của công ty này. “Chúng tôi đã kết luận đây là hoạt động trái pháp luật và phạt họ,“ Jiří Vaňašek từ bộ lao động nói. 800 000 korun là hình phạt được đề ra, Affumicata còn có thể bị tước giấy phép kinh doanh, họ đã đệ đơn đề kháng và cảnh sát đang điều tra sự việc này.

Từ năm 2004, tại Séc đã có luật về bóc lột và buôn bán người. Để bảo vệ quyền lợi cho công nhân nước ngoài, theo luật mới, các công ty môi giới lao động đến hết tháng ba sẽ phải mua bảo hiểm chống thua lỗ để tránh khỏi trường hợp họ không thể trả lương cho công nhân. Các cơ quan công quyền cũng đang bàn tới việc những công ty đầu mối, trong trường hợp này là Lesy ČR cũng phải chịu một phần trách nhiệm.

Nghiêm Trang
čt24



05/03/2011

ZSP lên án việc khai thác lao động nước ngoài!

Dừng khai thác lâm nghiệp Séc! Ngăn chặn việc gia công phần mềm! Chúng tôi yêu cầu các lâm Séc chịu trách nhiệm!

Công nhân! Tổ chức chống lại khai thác!


02/03/2011

‘Thức ăn ư? Chúng ta hãy xoay xở nó trong rừng,’ một người Việt làm thân trâu ngựa ở Séc nói



Hàng ngày quỳ gối 10 tiếng đồng hồ và trồng cây. Tiền lương được hứa không có. „Họ đã lừa chúng tôi. Tuy nhiên tôi cần công việc chỉ vì đã nợ cả chục ngàn cho chuyến đi tới Séc,“ một nô lệ người Việt thời mới tên là Long nói.Tại Séc, số vụ bóc lột nô lệ thời mới đang tăng. Việc bóc lột kiểu nô lệ đã không quá bị pháp luật trừng trị.Báo LN: Bạn hãy mô tả từ đầu cuộc phiêu lưu của bạn. Bạn nhận được công việc ở hãng Affumicata như thế nào?Tại chợ Sapa, người ta đã tổ chức chiến dịch tuyển dụng. Một người Việt đã tuyển dụng tôi, người này làm việc cho hãng này.Báo LN: Chính xác đó là công việc gì và người ta hứa với bạn cái gì?Họ khẳng định rằng đó là những công việc trong rừng và tôi sẽ nhận được 500 đô la một tháng. Cái đó lôi cuốn tôi, và như vậy cuối tháng 3 năm 2009 tôi đã tham gia.Báo LN: Sự thực là thế nào?Tôi nhận được tiền lương bình thường cho tháng ba. Do tôi tham gia vào cuối tháng ba nên người ta trả cho tôi 3 ngàn. Tháng 4 và tháng 5 tôi chẳng nhận được tiền công nào.Báo LN: Bạn giải quyết việc đó bằng những cách nào khác? Bạn đã khiếu nại với ai không?Tôi không thích điều đó và đã tới chỗ người của ban lãnh đạo hãng. Tôi đã gặp ngài Mrkos và ngài Martinák. Sau khi thỏa thuận họ trả cho tôi 10 ngàn korun như là tiền công của tháng 4. Tuy nhiên họ từ chối trả tiền tháng 5 cho công việc mà tôi đã làm.Báo LN: một ngày làm việc điển hình của các bạn diễn ra như thế nào? Hàng ngày chúng tôi trồng cây trong tư thế quỳ 10 tiếng đồng hồ, từ 7 giờ sáng. Chúng tôi có nửa tiếng ăn trưa, nghỉ giải lao không có ăn phụ. Chúng tôi phải duy trì điều đó vì ở đó có người canh chừng theo dõi chúng tôi làm việc.Báo LN: Hãng đã hứa cung cấp cả nhà ở cho các bạn, họ có thực hiện không?Vâng họ có cung cấp chỗ ở, tuy nhiên chúng tội bị nhét tới 6 người trong một phòng diện tích 30 m2. Điều đó không thể chịu được.Báo LN: Bạn sống như thế nào trong thời gian đó?Tôi được trả ba ngàn từ lương tháng ba và từ số tiền này tôi mua thức ăn. Chủ yếu là bánh mì mà sau đó chúng tôi nướng nóng trong rừng. Chúng tôi quen ăn rau xanh, tuy nhiên chúng tôi không có nó. Như vậy thay chúng, chúng tôi ăn cây mọc trong rừng.Báo LN: Bạn đã quyết định kết thúc công việc vào tháng 6. Sau đó bạn làm gì?Tôi đã có công việc hứa hẹn trong nhà hàng. Tuy nhiên tôi bị đuổi việc. Những người môi giới sắp xếp cư trú cho tôi ở Séc, nhưng họ không đảm bảo gia hạn cư trú tiếp cho tôi. Mặc dù điều đó đã được nói lên trong hợp đồng. Sau đó tự tôi tìm được công việc xây dựng, tuy nhiên ở đó không được lâu. Họ trả tôi 70 korun cho một giờ làm việc và công việc thì rất nặng nhọc.Báo LN: Hiện bạn chuẩn bị làm gì?Tôi đang xoay xở tiền mội nơi có thể, các tổ chức phi lợi nhuận đã giúp đỡ tôi. Cái tôi lo ngoại là phải quay về nhà. Tôi đang có những món nợ lớn. Tôi nợ 10 ngàn, số tiền mà tôi đã vay mượn. Tôi đã trả 200 ngàn cho những kẻ môi giới cho chuyến đi tới Séc, nhưng họ cũng lừa tôi, họ không đảm bảo công việc cho tôi cũng như nhà ở như họ đã hứa.Báo LN: Và bạn sẽ sống ở Việt nam thế nào?Hiện tôi không có khái niệm cụ thể, tuy nhiên tôi sẽ phải tìm ngay một công việc nào đó. Tôi có con nhỏ ở nhà.Báo LN: Bạn là một trong những người nộp đơn kiện. Bạn không lo sợ công việc trở nên khó khăn nến bị cảnh sát đưa đi?Tuyệt đối tôi không dám nói điều gì sẽ xảy ra. Tôi chỉ muốn để những người khác không bị bắt một cách vô ích.Mai Lan (theo lidovky.cz – Markéta Chaloupská)
02/03/2011

Người nước ngoài tại Séc làm nô lệ trong xí nghiệp nhà nước

Người nước ngoài tại Séc làm nô lệ trong xí nghiệp nhà nước

Theo khẳng định của nữ phóng viên Markéta Chaloupová trong bài viết mở đầu trên trang nhất của tờ Lidové noviny số ra ngày 28.2.2011, thì nhà nước Séc đang đứng trước một cú ê mặt kinh khủng.

Trong những ngày qua, Lidové noviny là nhật báo duy nhất tại CH Séc liên tiếp đi sâu vào sự việc vừa bị phanh phui, khi 51 người nước ngoài cho rằng đã bị lừa lọc quịt công lao động cho những tháng ngày quần quật trong rừng để trồng cây với điều kiện lao động vô nhân tính. Điều đáng nói ở đây, là họ đã bán sức lao động của mình trong những cánh rừng thuộc quyền quản lí của công ty nhà nước Lesy ČR và công viên quốc gia Krkonoš (KRNAP).
 Dĩ nhiên là cả hai công ty nhà nước này đều chối bỏ trách nhiệm. Thậm chí Lesy ČR còn hoàn toàn phủi tay. KRNAP ít ra còn hứa sẽ điều tra giải quyết.
 Như báo Lidové noviny đã đưa tin, thì vụ việc rắc rối với những thủ đoạn như mafia này đang được cảnh sát hình sự kinh tế Praha lần tìm manh mối. Theo luật sư Matouš Jíra đại diện pháp lí cho những người công nhân, thì công ty môi giới Affumicata khi thuê mướn công nhân ngoại quốc đã phạm tội lừa đảo, buôn người và tham gia vào tổ chức tội phạm. “Họ đã lợi dụng tình thế quẫn bách của những người bị hại, sử dụng thủ đoạn xảo quyệt hứa hẹn giả dối để dụ dỗ và thuê người đi làm việc,“ luật sư Jíra nói.
Lesy ČR phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm, lấy lí do, rằng không bao giờ đàm phán trực tiếp với những người ngoại quốc này để thuê mướn họ và nếu như có phải chịu trách nhiệm, thì đó là công ty môi giới đã ký hợp đồng. Nghĩa là Affumicata, sau đó đã cung cấp nhân lực cho công ty Less làm việc cho Lesy ČR. Công ty này đã thắng thầu cho những công việc trong rừng, mà đơn đặt hàng là do chính KRNAP và Lesy ČR đưa ra. Các công ty liên đới cũng không phủ nhận các mối quan hệ này. “Công ty rừng Less là đối tác hợp đồng lâu năm của Lesy ČR,“ người phát ngôn Lesy ČR Zbyněk Boublík công nhận.
KRNAP hứa hẹn thẩm tra
Đại diện công viên quốc gia Krkonoš hứa hẹn sẽ xem xét lại trường hợp này để tìm hiểu thực hư. “ Đồng thời toàn bộ vấn đề chúng tôi sẽ tham khảo với luật sư, chuẩn bị những phân tích pháp lí, xem liệu cái tình hình như vậy có vi phạm những điều khoản trong hợp đồng hay không,“ Radek Drahný từ Ban quản lí công viên quốc gia Krkonoš tuyên bố. Phát ngôn viên Lesy ČR Zbyněk Boublík tuyên bố với phóng viên Lidové noviny, rằng “trong trường hợp trách nhiệm pháp lí, thì chỉ có cơ quan pháp luật thừa hành mới có quyền đánh giá, còn Lesy ČR không thể bình luận.“


Thực sự là skandal

Giám đốc tổ hợp Less Jan Mičánek thú nhận, rằng đó đúng là skandal, nhưng cá nhân minh không có trách nhiệm. “Tôi biết có chuyện gì đó vỡ lở. Nhưng các đồng nghiệp của tôi điều hành công ty Less Forest (công ty con của Less) lo chuyện này,“ Mičánek biện minh.

         Còn giám đốc Less Forest Tomáš Zmeškal thì lại tìm cách đổ lỗi cho…Liên minh châu Âu. “ Đấy là sự kinh khủng của EU. Tài trợ cho những chương trình đấu tranh chống các hoạt động liên quan tới thuê người bất hợp pháp và buôn người. Rồi sau đó mở ra cơ hội cho bọn luật sư kiếm ăn,“ Zmeškal tuyên bố và nói thêm: “Bọn họ lĩnh tiền từ các khoản tài trợ đó cho mỗi đơn tố cáo tội phạm.“

 Đại diện công ty Affumicata thì khẳng định nguyên nhân không trả tiền lương cho công nhân vì một lí do rất giản dị. Chất lượng lao động của họ kinh khủng đến nỗi, là nhiều khi không kiếm đủ tiền để trang trải chi phí nhà trọ.

Lỗ tiền triệu

Người từng điều hành Affumicata David Mrkos đổ lỗi cho công nhân làm việc lười biếng. “Họ được trả lương theo bảng, không được qui định mức lương cố định. Những ai làm việc tốt, đã nhận được lương đầy đủ. Nhưng cũng có khi xảy ra trường hợp, sau khi chúng tôi trừ chi phí nhà ở, đồ ăn, thì họ chỉ nhận được chút tiền ít ỏi,“ David Mrkoš nói với phóng viên Lidové noviny.

“Nhiều công nhân khẳng định, rằng các anh không trả lương cho họ và còn lừa dối họ khi ký hợp đồng,“ phóng viên đặt câu hỏi. “ Đó là trường hợp những người Việt Nam, có thị thực kinh doanh. Nếu như họ không biết, rằng tự mình phải nộp tờ khai thuế, thì đó là chuyện của họ. Nhất là vì họ, chúng tôi đã bị lỗ mấy triệu korun,“ David Mrkoš tuyên bố.

David Nguyen


01/03/2011

Lời kể của một nô lệ Việt Nam tại Séc

Mười giờ mỗi ngày cặm cụi quì gối trong rừng để gieo mầm cây. Nhưng mặc dù vậy, đồng tiền lương hứa hẹn cũng không được nhìn thấy. “Tôi đã bị chúng lừa. Nhưng tôi cần việc làm, chỉ để đến được Séc tôi đã nợ nần hàng chục nghìn rồi,“ người đàn ông Việt tên Long, thứ nô lệ thời đại mới kể với phóng viên báo Lidové noviny.

Pháp luật Séc không mấy thành công trong việc trừng phạt hành động bóc lột. Trường hợp những vụ nô lệ thời mới bị phát giác ngày càng tăng. Phóng viên Lidové noviny Markéta Chaloupová phỏng vấn một người trong số đó- anh Long.

 
LN: Anh hãy kể về hoàn cảnh của mình. Anh đã đến làm việc với công ty Affumicata như thế nào?


Tại chợ Sapa có tổ chức tuyển mộ người. Một người Việt Nam từng làm việc cho công ty ấy tuyển tôi.
LN: Công việc cụ thể là gì và trong khuôn khổ của nó họ đã hứa với anh ra sao?
Họ khẳng định, là lao động trong rừng và mỗi tháng tôi sẽ nhận được năm trăm đô-la. Tôi thích quá và thế là hồi cuối tháng ba năm 2009 tôi đã vào làm việc.
LN: Rồi thực tế ra sao?
Tiền lương tháng ba tôi nhận được bình thường. Bởi vì tôi vào làm cuối tháng, nên tôi nhận được ba nghìn. Nhưng tháng tư và tháng năm thì tôi không còn nhận được gì nữa.
LN: Anh có tìm cách giải quyết thế nào không? Anh có khiếu nại với ai không?
Tôi đã không để yên và đi tìm gặp những người trong ban lãnh đạo công ty. Tôi đã gặp ông Mrkos và Martinák. Sau khi thoả thuận họ trả cho tôi mười nghìn korun run như lương tháng tư. Nhưng những công việc tháng năm của tôi họ từ chối thanh toán.
LN: Công việc phổ biến hàng ngày cụ thể ra sao?
Chúng tôi căm cụi trong tư thế quì để gieo cây mười tiếng đồng hồ mỗi ngày, từ lúc bẩy giờ sáng. Chúng tôi có nửa giờ nghỉ để ăn trưa, không có thời gian nghỉ giảo lao điểm tâm nào cả. Chúng tôi đã phải chấp hành, vì ở đó có người giám sát, theo dõi công việc.
LN: Công ty cũng hứa cả chỗ ở, họ có thực hiện?
Có, nhưng chúng tôi phải chen chúc sáu người trong gian phòng rộng 30m2. Không thể nào chịu nổi.
LN: Anh sinh sống ra sao trong thời gian đó?
Tôi có ba nghìn từ tiền lương tháng ba, tôi dùng để mua đồ ăn. Chủ yếu là bánh mì, mà sau đó chúng tôi nướng trong rừng. Chúng tôi quen ăn rau, nhưng chúng tôi không có tiền mà mua. Nên chúng tôi thay thế bằng cây lá mọc ở trong rừng.
LN: Trong tháng sáu anh quyết định nghỉ việc. Sau đó anh làm gì?
Tôi được hứa có chỗ làm trong quán. Nhưng ở đó họ đuổi tôi. Bởi bên dịch vụ môi giới giải quyết cư trú cho tôi ở Séc, đã không làm gia hạn cư trú cho. Mặc dù điều đó có ghi trong hợp đồng. Sau đó tôi tìm được việc làm xây dựng, nhưng không thể chịu đựng được ở đấy. Họ trả cho tôi bẩy mươi korun một giờ nhưng làm việc cực kỳ vất vả.
LN: Bây giờ thì anh định làm gì?
Tôi tìm tiền ở khắp mọi nơi có thể, các tổ chức phi lợi nhuận đã giúp đỡ tôi. Điều tôi lo sợ, là phải hồi hương. Tôi có món nợ kinh khủng. Tôi đã phải vay mượn hàng chục nghìn. Tôi đã trả cho dịch vụ môi giới 200 nghìn để đến được Séc, nhưng họ vẫn lừa tôi. Không bảo đảm cho tôi cả chỗ làm cũng như nơi ở cho tử tế, như lời họ hứa.
LN: Và ở Việt Nam anh sẽ sinh sống ra sao?
Tôi vẫn chưa có hình dung cụ thể, nhưng tôi sẽ phải tìm công việc gì đó. Tôi có con nhỏ ở nhà.
Anh là một trong những người đã đệ đơn tố cáo tội phạm. Anh không sợ, là khi đi khỏi anh sẽ làm cho công tác của cảnh sát khó khăn?
Tôi hoàn toàn không thể dự đoán là kết quả sẽ ra sao. Tôi chỉ muốn để không ai khác bị mắc bẫy vô ích thêm nữa.
David Nguyen

Laisser un commentaire